Sản phẩmChăm sóc sức khỏe› Mật nhân – thảo dược chữa bách bệnh: Công dụng và cách sử dụng ra sao?

Mật nhân – thảo dược chữa bách bệnh: Công dụng và cách sử dụng ra sao?

Số lượng:  

ĐẶT MUA XEM GIỎ HÀNG THÊM VÀO GIỎ

Mật nhân là vị dược liệu đã được nghiên cứu để điều trị các bệnh lý xương khớp, da liễu, hỗ trợ gan mật và tăng cường chức năng sinh lý nam giới. Loại cây đa công dụng này là gì, cách sử dụng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

20230311_Anh-4-Mat-nhan-say-kho

1. Giới thiệu về Mật nhân - Cây thuốc quý trong dân gian

Trong dân gian, có rất nhiều loại thuốc quý. Tongkat Ali - mật nhân (hay còn gọi là bá bệnh, bách bệnh) là một trong số đó. Mật nhân được xem là loại cây có nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Người xưa thường nói, thuốc đắng dã tật, mật nhân cũng như vậy. Mặc dù mang trong mình vị đắng như mật nhưng mật nhân lại được sử dụng để hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là thông tin đặc điểm của cây mật nhân.

20230311_Anh-1-Hinh-anh-mot-cay-mat-nhan-
Hình ảnh một cây mật nhân trong thực tế

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae). Đây là loài cây thân gỗ, mảnh, sống ở tầng rừng thấp, nằm trên đất sỏi. Cây mật nhân trưởng thành có kích thước trung bình khoảng 10 mét. Lá mật nhân mỏng, dài, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu trắng hơi xanh. Mỗi cây mọc khoảng 20-40 lá đối xứng nhau, lá cây dài đến 1m. Ở nách lá, có hoa lưỡng tính, mềm, mọc thành cụm, màu đỏ, có nhiều lông tơ mịn.

Thân cây mật nhân chia ra nhiều nhánh nhỏ. Tuy nhiên, mật nhân phát triển tập trung vào rễ và rễ cây có thể chiếm đến 80% khối lượng cây. Bộ rễ của mật nhân có đặc điểm là nhiều rễ con, màu vàng nâu và trắng ngà, có mùi thơm nhẹ.

Quả mật nhân hình trứng, nhỏ, bên trong có một hạt cứng. Khi còn non, quả có màu xanh và chuyển thành màu nâu đỏ khi chín. Thông thường, mật nhân ra hoa vào khoảng tháng 3 - 4 và có quả vào tháng 5 - 6.

2. Tác dụng của cây mật nhân với sức khỏe

Cây mật nhân nổi tiếng với khả năng cải thiện đời sống sinh lý nam, giảm căng thẳng, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị xơ gan,... cùng hàng loạt tác dụng nổi bật với sức khỏe khác.

20230311_Anh-2-La-mat-nhan-moc-theo-dang-long-chim-doi-xung-

2.1. Cải thiện sinh lý nam

Thành phần E. longifolia trong cây mật nhân có khả năng kích thích hoạt động lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng sản sinh testosterone. Khi nồng độ testosterone, chất lượng tinh trùng sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống sinh lý cho nam giới nói chung.

Sản phẩm hỗ trợ sinh lý chứa thành phần E. longifolia ngày càng phổ biến trên thị trường.

20230311_Anh-3-Mat-nhan-giup-tang-cuong-kha-nang-sinh-ly-nam

2.2. Giảm căng thẳng

Theo Đông Y, mật nhân vốn sở hữu tính thanh mát, có khả năng giảm căng thẳng. Vì trong thành phần của loại cây này chứa một lượng lớn anxiolytic giúp thư giãn tinh thần, giảm tình trạng lo âu.

Ngoài ra, một số nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng nam giới sử dụng mật nhân không những chỉ tăng lượng testosterone mà lượng cortisol gây căng thẳng cũng giảm xuống đáng kể.

2.3. Phòng ung thư

Ngoài tác dụng tăng cường chức năng sinh lý nam và giảm căng thẳng, thành phần trong mật nhân còn hỗ trợ chống ung thư. Trong đó sử dụng rễ mật nhân là một trong những cách hiệu quả phòng ngừa ung thư phổi, ung thư cổ tử cung thường gặp.

Qua quá trình phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra hơn 60 hợp chất trong mật nhân có khả năng tham gia chống Oxy hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Chúng đặc biệt có ích trong việc phòng ngừa ung thư.

20190514_072758_237497__103255431_gettyimamax-1800x1800

2.4. Hỗ trợ điều trị xơ gan

Tính chất trong lá, thân cây mật nhân chứa một lượng acetone, hợp chất có khả năng chống lại hoạt động của vi khuẩn. Tính chất kháng khuẩn của loài thực vật này rất cần thiết trong hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm loét dạ dày.

Chính vì vậy mà trong một số loại thuốc hỗ trợ điều trị hiện nay, người ta đã tìm cách bổ sung thành phần mật nhân.

2.5. Một số tác dụng khác

Ngoài những tác dụng chính kể trên thì sản phẩm chiết xuất từ cây mật nhân còn tác động tích cực đến sức khỏe theo nhiều khía cạnh khác. Cụ thể như:

roi-loan-tieu-hoa-1

  • Điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng đau bụng kinh hay đang ở phụ nữ.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa.
  • Trị bệnh ngoài da thường gặp như ghẻ lở, ngứa rát chân tay.
  • Kích thích cảm giác ngon miệng, giúp đường tiêu hóa hoạt động ổn định.
  • Điều triệu chứng đau mỏi xương khớp.
  • Hỗ trợ giải độc cơ thể, giải rượu.

3. Các dạng điều chế phổ biến của mật nhân

Trong thực tế, mật nhân có thể điều chế thành nhiều dạng, phục vụ nhu cầu sử dụng của từng đối tượng.

  • Điều chế thành dạng viên: Chủ yếu là các loại thuốc tây.
  • Điều chế tình trạng bột: Rễ cây sau khi phơi khô được nghiền thành bột.
  • Sắc lấy phần nước cốt: Rễ mật nhân phơi khô cắt thành từng khúc nhỏ. Sau đó, đem sắc cùng nước, uống tương tự như trà.
  • Điều chế thành dạng cao: Rễ cây thái thành từng sợi nhỏ, nghiền thành bột rồi trộn cùng mật ong và đem đun nóng ở nhiệt độ 55 độ C. Phần cao sau khi đun để nguội, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh, dùng dần.
  • Ngâm cùng sáp mật ong: Mật nhân ngâm cùng sáp mật ong từ 3 đến 4 ngày là đã ngấm vào có thể dùng.
  • Ngâm rượu: Rễ của cây mật nhân sau khi phơi khô ngâm cùng rượu cũng là một một dạng điều chế khá phổ biến. Thời gian ngâm tối thiểu phải từ 1 tháng.

4a983c2a2946d32a633496a570bf0e6e
Mật nhân sấy khô có thể sử dụng trong nhiều trường hợp

Ngoại trừ phấn hoa thì hầu hết bộ phận trên cây mật nhân đều phù hợp một điều chế thành thuốc. Trong số này, rễ chính là bộ phận sở hữu nhiều tác dụng dược tính nhất, với mùi thơm mát đặc trưng.

Rễ của loài thực vật này phải trải qua quá trình phơi khô. Sau đó mới tiến hành điều chế thành dạng bột, dạng cao, ngâm rượu hoặc ngâm mật ong.

Còn những bộ phận khác vẫn có tác dụng nhất định nhưng không chưa sử dụng phổ biến như phần rễ.

4. Lưu ý trong quá trình sử dụng mật nhân

Mật nhân mặc dù sở hữu dược tính khá mạnh, hỗ trợ điều trị khá nhiều căn bệnh. Thế nhưng, không vì vậy mà bạn lạm dụng. Loại thảo dược này vẫn gây ít nhiều tác dụng phụ nếu không sử dụng cho đúng đối tượng, không đúng liều lượng.

4.1. Đối tượng chống chỉ định

Chính bởi khả năng thúc đẩy hoạt động học sinh hormone testosterone nên mật nhân không thích hợp sử dụng với người bị tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý liên quan đến thận,... Thành phần kích thích sản sinh testosterone dễ ảnh hưởng đến hiệu quả phục hồi.

Mật nhân không thích hợp dùng cho người bị tim mạch. Đặc biệt người vừa điều trị bệnh không nên dùng mật nhân, bởi có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

20230311_Anh-5-Mat-nhan-khong-thich-hop-dung-cho-nguoi-bi-tim-mach-

Sau đây là những đối tượng không nên áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ mật nhân:

  • Người gặp vấn đề liên quan đến nội tạng.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi.
  • Người dị ứng với thành phần trong mật nhân.

4.2. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nếu lạm dụng quá mức, mật nhân dễ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng. Trong đó, tác dụng phụ thường gặp nhất phải kể đến như:

  • Cơ thể nôn nao, chóng mặt.
  • Dị ứng da.
  • Đường huyết đột ngột giảm bất thường.
  • Nôn ói khi cơ thể không thể hấp thụ thành phần dưỡng chất trong mật nhân.

Chính bởi có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn nên bạn tuyệt đối không tự ý áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây mật nhân. Thay vào đó, bạn cần khám sức khỏe định kỳ và tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu có ý định sử dụng mật nhân.

Cây mật nhân đã và đang ứng dụng trong cả Đông y lẫn Tây y. Nói chung, sản phẩm điều chế từ loài cây này đặc biệt tốt cho sinh lý nam. Tuy vậy, bạn vẫn cần trân trọng trong quá trình sử dụng.

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Có thể bạn quan tâm
Tìm đường Chat Zalo Gọi ngay Messenger Tư vấn